Một quan chức từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) cho biết quy mô của tội phạm tiền mã hóa đã tăng "đáng kể" trong vòng 4 năm qua. Do đó, cơ quan này đang tìm cách ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp liên quan đến các nền tảng kỹ thuật số.
Bộ Tư Pháp Mỹ dự kiến mở chiến dịch đàn áp các sàn crypto
Bà Eun Young Choi, Giám đốc Nhóm Thực thi Tiền mã hóa Quốc gia của DoJ, mới đây trong cuộc phỏng vấn với Financial Times đã tiết lộ cơ quan này dự kiến có cuộc truy quét các hành vi phi pháp trên các nền tảng kỹ thuật số như các sàn giao dịch crypto.
US crypto tsar promises crackdown on digital platforms https://t.co/Cr3aL4rvuW
— Finance News (@ftfinancenews) May 15, 2023
Cụ thể, DoJ đang nhắm đến các công ty tự phạm tội hoặc cho phép hành vi này xảy ra, chẳng hạn như cho phép “rửa tiền” nhằm che giấu dấu vết các giao dịch, bà Choi cho biết:
“Những nền tảng này đang cho phép tất cả các tội phạm có thể dễ dàng thu lợi từ các hành vi phạm tội, và rút tiền ra bằng các cách thức đang bị hạn chế đối với chúng tôi. Vì vậy, bằng cách tập trung vào những nền tảng đó, chúng tôi hy vọng sẽ tạo hiệu ứng kép."
Việc tập trung vào các nền tảng này sẽ "gửi một thông điệp răn đe" đến các doanh nghiệp đang coi thường các quy định:
Bà Choi là người đứng đầu một đơn vị mới của Bộ Tư pháp, tập trung vào việc lạm dụng bất hợp pháp tài sản kỹ thuật số, khi Mỹ dưới chính quyền của Joe Biden đã trở thành một trong những quốc gia có quan điểm pháp lý nghiêm ngặt đối với tiền mã hóa nhất trên toàn thế giới.
"Các nhà chức trách đang thấy quy mô và phạm vi của các tài sản kỹ thuật số được sử dụng một cách bất hợp pháp tăng đáng kể trong khoảng 4 năm qua. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng phù hợp với sự gia tăng sử dụng của công chúng đối với tiền mã hóa," bà cho biết.
Những phát biểu của Choi xuất hiện sau khi thị trường Crypto bị chấn động vào năm ngoái vì sự sụp đổ của FTX vào tháng 11/2022, một sàn giao dịch được coi là “đáng tin cậy” trong thị trường bất ổn định như crypto.
Sàn giao dịch kỹ thuật số Bitzlato đã bị đóng cửa vào tháng 01/2023 sau khi DoJ bắt giữ người sáng lập vì cáo buộc chuyển hơn 700 triệu USD tiền mã hóa bất hợp pháp.
Washington cũng đã nhắm đến Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn Mỹ (CFTC) của Mỹ đã kiện Binance và CEO Changpeng Zhao vào tháng 3 vì hoạt động trái phép tại nước này. Sàn giao dịch cho biết nó không có trụ sở chính thức và không phục vụ khách hàng Mỹ.
Ngoài các nền tảng, Nhóm Thực thi Tiền mã hóa Quốc gia của Bộ Tư pháp có mục tiêu đưa ra nhiều hành động thi hành pháp luật nhằm vào các gian lận đầu tư, vì số tiền mất do các kế hoạch này từ năm 2021 - 2022 đã tăng từ khoảng 900 triệu USD lên hơn 2,5 tỷ USD, theo các báo cáo của nạn nhân đến FBI.
Choi còn cho biết DoJ cũng tập trung vào các vụ trộm cắp và hack liên quan đến DeFi, đặc biệt là các "cầu nối chuỗi" (chain bridges), nơi người dùng có thể trao đổi các loại token hoặc các dự án mới với các mã lập trình dễ bị tấn công này.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68