Bitcoin (BTC) dường như không thể để bứt phá trở lại trên ngưỡng 60.000 USD sau khi có biểu hiện tăng trưởng nhẹ vào ngày 25 tháng 11. Đại dịch COVID-19 vẫn còn là mối đe dọa lớn đối với thế giới bên cạnh vấn đề lạm phát đang leo thang tại Mỹ.
Mặc dù có toàn bộ thị trường tiền mã hóa có đôi chút khởi sắc trong hôm nay nhưng nhanh chóng bị dập tắt. Các thị trường tài chính truyền thống cũng chìm trong biển đỏ cùng lo lắng về một biến thể virus COVID-19 mới.
Trong khi Bitcoin đang giao dịch thấp hơn 4,18% so với mức cao 59.390 USD trong 24 giờ qua tại 55.333 USD vào thời điểm thực hiện bài viết, thì chỉ số S&P 500 tương lai đang giảm 1,3%.
Cú giảm vừa rồi đã khiến đến hơn 425 triệu USD lệnh phái sinh trên thị trường tiền mã hóa bị thanh lý trong 4 giờ gần nhất, chủ yếu là hai đồng tiền vốn hóa lớn là Bitcoin và Ethereum. Có đến 92,47% lệnh bị thanh lý là lệnh long, tập trung trên các sàn Binance và OKEx. Có vẻ như cường độ bán tháo khá mạnh đã khiến nhiều nhà đầu tư trở tay không kịp.
Chỉ số MSCI Châu Á – Thái Bình Dương đã trượt 1,8%, và khu phức hợp hàng hóa đang chảy máu, với dầu ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương giảm hơn 2%. Dù vậy, các tài sản chống rủi ro khác như đồng Yên Nhật và USD vẫn đang tăng giá.
Sự sụt giảm bao phủ phần lớn thị trường tài chính toàn cầu diễn ra sau khi có báo cáo về một biến thể virus COVID-19 mới được phát hiện ở Botswana, Nam Phi và Hồng Kông, có thể kháng vắc-xin. Nếu những lo ngại này trở thành sự thật, nhiều quốc gia có thể phải áp dụng lại các biện pháp hạn chế cấm vận gây đau đớn về kinh tế.
Richard Lessells, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học KwaZulu-Natal ở Durban, Nam Phi, cho biết ông vẫn đang nghiên cứu kỹ lưỡng về trường hợp này trước khi có những thông tin xác thực quan trọng hơn.
Five quick tweets on the new variant B.1.1.529
Caveat first: data here is *very* preliminary, so everything could change. Nonetheless, better safe than sorry.
1) Based on the data we have, this variant is out-competing others *far* faster than Beta and even Delta did ?? pic.twitter.com/R2Ac4e4N6s
— John Burn-Murdoch (@jburnmurdoch) November 25, 2021
“Có rất nhiều điều chúng tôi chưa hiểu về biến thể mới. Hồ sơ đột biến khiến chúng tôi lo ngại, nhưng bây giờ chúng tôi cần phải làm việc để hiểu tầm quan trọng của biến thể và ý nghĩa của nó đối với phản ứng với đại dịch.”
Song, việc Bitcoin (BTC) vẫn chưa thể hồi phục ấn tượng mà giao dịch gián đoạn xung quanh ngưỡng 55.000 – 59.000 USD trong bối cảnh lo ngại rủi ro này cho thấy tiền mã hóa vẫn chưa được chấp nhận như một nơi trú ẩn an toàn.
Tuy nhiên, lệnh cách ly có thể sẽ làm trầm trọng thêm sự trì trệ của chuỗi cung ứng, đẩy lạm phát lên cao hơn, một điều tích cực đối với Bitcoin, vì BTC được nhiều người xem là một kho lưu trữ tài sản giá trị. Nhưng thực tế tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên khó lường là điều không ai mong muốn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát của Mỹ đã chạm đỉnh 30 năm. Chỉ số CPI tăng thêm có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) ưu tiên kiểm soát lạm phát hơn tăng trưởng bằng cách tháo gỡ các biện pháp kích thích nhanh hơn. Điều đó có thể dẫn đến giảm phát giá tài sản.
Bitcoin vốn rất dễ bị tổn thương bởi sự thắt chặt của Fed. Được chứng minh sau cú lao dốc xuống vùng 56.000 USD vào ngày 19 tháng 11 sau khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ nóng hơn dự kiến làm gia tăng lo ngại về việc Fed tăng lãi suất sớm. Ngay sau khi được tái bổ nhiệm làm Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell lập tức đưa ra biên bản cuộc họp tháng 11 của Fed được công bố vào ngày 24 tháng 11 cho thấy việc tăng lãi suất sẽ sớm hơn dự kiến.
Mặt khác, chính sách của Fed về tiền tệ trong năm qua vẫn chưa thể thuyết phục được nhà đầu tư hoàn toàn đặt niềm tin vào cơ quan trong tương lai. Mới đây, tỷ phú giàu thứ ba Mexico đã khuyên mua Bitcoin (BTC), vì ông cho rằng Mỹ đang dần trông giống như một quốc gia thiếu trách nhiệm đối với những hành động của mình. Bất chấp Bitcoin (BTC) đang “gặp khó”, chỉ số nhà đầu tư dài hạn vẫn đạt mức kỷ lục.
Nhìn chung, Bitcoin đã nhận được một số động lực nhất định để sẵn sàng vượt qua sự khó khăn hiện tại và tiến đến mức giá tốt hơn. Song, nhưng lo ngại về đại dịch COVID-19 mới được trình bày như trên và sự “mơ hồ” về bước đi tăng lãi suất của Fed để cải thiện lạm phát có thể ập đến bất cứ lúc nào, sẽ là chướng ngại vật rất lớn ảnh hưởng đến phản ứng giá BTC trong thời gian sắp tới.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68