Tencent, Ant Group, Baidu, JD.com và một số công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc vừa tung ra “đề xuất phát triển tự giác” nhằm mục đích mang lại sự rõ ràng hơn cho không gian NFT.
Vào tuần trước, Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Trung Quốc đã cùng Tencent, Ant Group, Baidu, JD.com và một số ông lớn công nghệ khác đưa ra “đề xuất phát triển tự giác” cho “ngành công nghiệp sưu tầm kỹ thuật số”, hứa hẹn kiểm tra danh tính người dùng, tuân thủ lệnh cấm đối với crypto và cam kết không thành lập thị trường thứ cấp để chống lại đầu cơ.
Theo một tuyên bố của Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Trung Quốc, các bên đã ký kết thỏa thuận và tái khẳng định quy định hiện hành là cấm sử dụng tiền mã hóa, nhấn mạnh rằng các nền tảng cung cấp các bộ sưu tập kỹ thuật số (digital collectibles) — thuật ngữ được sử dụng ở Trung Quốc đại lục để mô tả NFT — chỉ có thể hỗ trợ đấu thầu hợp pháp làm mệnh giá và tiền tệ thanh toán.
Các nền tảng sưu tầm kỹ thuật số cũng nên được cấp các chứng nhận quy định liên quan, để đảm bảo tính bảo mật của blockchain và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ. Mặc dù tài liệu không đề cập đến việc bán lại NFT, nhưng sáng kiến này cam kết tránh thiết lập các thị trường thứ cấp để giao dịch NFT và “kiên quyết chống lại đầu cơ”.
Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Trung Quốc cho biết:
“Khác với hầu hết các nền tảng nước ngoài ứng dụng công nghệ NFT làm sản phẩm tài chính, các bộ sưu tập kỹ thuật số trong nước được liệt vào phạm trù “sáng tạo văn hóa kỹ thuật số.”
Ông Luo Jun, Tổng thư ký ủy ban metaverse của Hiệp hội Công nghiệp Máy tính Trung Quốc bình luận:
“Sáng kiến này công nhận việc sử dụng NFT trong bảo vệ sở hữu trí tuệ và đăng ký sản phẩm văn hóa. Sáng kiến này được hình thành bởi hiệp hội công nghiệp và nhiều nhà điều hành thị trường, không đại diện cho lập trường của chính phủ.”
Mặc dù các hiệp hội ngành không có quyền quản lý, nhưng họ có thể được hưởng lợi từ việc phát triển các tiêu chuẩn tốt nhất trong ngành. Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Trung Quốc được thành lập với sự cho phép của Quốc vụ viện và bao gồm Alibaba, Tencent và nhiều thành viên khác. Đây vẫn có thể đánh dấu là một bước quan trọng hướng tới sự rõ ràng hơn về quy định tại quốc gia này.
Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đào và giao dịch Bitcoin đã khiến thị trường bắt đầu lao dốc lần đầu tiên trong năm 2021. Đỉnh điểm là “lệnh tổng tuyển cấm toàn diện” trong tháng 09, “giọt nước tràn ly” đã dẫn đến một đợt điều chỉnh lớn, thị trường ngập ngụa trong sắc đỏ. Những hội đào lớn nhất thế giới cũng từ bỏ và chặn IP Trung Quốc.
Mặc dù cơ quan chính phủ đã liên tục đưa metaverse và NFT vào tầm ngắm cũng như cảnh báo về vấn nạn rửa tiền, nhưng cho đến nay Trung Quốc chưa chính thức xem NFT là một từ khóa “cấm”. Mạng lưới dịch vụ blockchain do nhà nước hậu thuẫn BSN đã công bố ra mắt vào tháng 01 cơ sở hạ tầng trên toàn quốc để hỗ trợ việc tạo và quản lý các bộ sưu tập số. Đây được xem là một bước nhằm tách biệt ngành công nghiệp NFT nội địa với thị trường toàn cầu và không liên kết với bất kỳ loại tiền mã hóa nào.
Trong bối cảnh thị trường NFT ở Trung Quốc đang ngày càng trở nên sôi động, vào tháng 04 Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố chung nhằm cảnh báo rủi ro tiềm ẩn và ngăn chặn việc tài chính hóa các bộ sưu tập số. Theo đó, họ cấm sử dụng NFT trong việc phát hành các tài sản tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, cho vay và kim loại quý.
Nhiều gã khổng lồ công nghệ đã liên tục tăng cường dấu ấn của mình trong ngành, phát hành các bộ sưu tập số của riêng họ và tung ra các sàn giao dịch độc quyền. Ông lớn Tencent vẫn tiếp tục lấn sân mạnh mẽ và quyết tâm “chinh phục” metaverse, sau khi nộp bằng sáng chế cho các buổi hòa nhạc ảo, bỏ qua mọi cảnh báo từ cơ quan quản lý Trung Quốc.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68