Đồng tiền mã hóa số 1 thế giới Bitcoin (BTC) đã có một quãng thời gian tăng giảm bất ngờ, với nguyên nhân tiếp tục là lạm phát tại Mỹ.
Vào tối ngày 11/02, các cơ quan thống kê kinh tế của Hoa Kỳ đã công bố số liệu lạm phát mới nhất. Tin tức này được không chỉ thị trường tiền mã hóa mà còn cả ngành tài chính, chứng khoán truyền thống dõi theo vì nước Mỹ từ quý 4/2021 đến nay liên tục ghi nhận tỷ lệ lạm phát tăng vọt sau quãng thời gian 2 năm in tiền để cứu trợ nền kinh tế trước đại dịch COVID-19. Theo thống kê, hơn 50% nguồn cung USD hiện tại đã được chính quyền Mỹ in ra trong 2 năm gần nhất.
Lạm phát tại Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 10/2021, cán mốc 6,2%. Trong những tháng tiếp theo, tỷ lệ ấy vẫn giữ nguyên chiều hướng đi lên và chạm đỉnh 7,5% trong tháng 01/2022 – mức cao nhất trong 4 thập niên gần nhất.
Việc lạm phát đi lên đồng nghĩa rằng đồng USD đang mất giá, khiến giá trị của BTC và các đồng altcoin tăng lên khi chúng được xem là một phương án đầu tư hữu hiệu để bảo vệ tài sản. Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới thậm chí còn thiết lập kỷ lục cao nhất mọi thời đại ở ngưỡng 69.000 USD hồi trung tuần tháng 11/2021 sau khi thông tin lạm phát Hoa Kỳ tăng vọt.
Song, đến tháng 01/2022, tâm lý chung của thị trường tài chính và crypto đã chuyển dần sang lo ngại trước việc lạm phát của Mỹ có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát. Nguyên nhân là vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chắc chắn sẽ phải có động thái để kìm hãm lạm phát, thông qua việc giảm cung USD và nâng lãi suất tín dụng. “Bóng ma” nâng lãi suất chính là yếu tố chủ đạo khiến cả chứng khoán và tiền mã hóa trải qua tháng 1 “đỏ lửa”. BTC trong quãng thời gian ấy đã bị điều chỉnh từ 47.900 USD về tận 32.900 USD.
Tuy nhiên, trong phiên họp vào cuối tháng 1, các quan chức Fed đã quyết định không nâng lãi suất ở thời điểm hiện tại vì không muốn tạo tác động ngoài mong muốn lên thị trường. Thay vào đó, mốc thời gian nâng lãi suất sẽ được dời sang phiên họp tiếp theo vào tháng 03/2022.
Nhờ thế, Bitcoin đã lấy lại động lực phục hồi, tăng từ mức đáy 32.900 USD lên lại vùng 45.000 USD.
Vào khoảng 08:30 PM ngày 11/02, Mỹ tiếp tục công bố số liệu lạm phát của tháng 1. Theo đó, lạm phát vẫn tăng đến 0,5% lên thành 7,5% – mức cao nhất của 40 năm qua.
BREAKING: U.S. consumer prices rise 7.5% in January, the fastest annual pace since 1982, boosting pressure on the Federal Reserve to aggressively tighten policy https://t.co/HZU1tehEVA pic.twitter.com/1zEBuPOAYf
— Bloomberg (@business) February 10, 2022
Mặc dù vậy, khác với những lần trước, phản ứng ban đầu của Bitcoin là tiêu cực. Đồng tiền mã hóa lớn nhất thị trường đã bị bán tháo mạnh từ 44.900 USD về 43.100 USD trước sự ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư.
Một số cho rằng thị trường tiền mã hóa đã không lạc quan trước thông tin lạm phát nữa, bởi lạm phát ngày càng tăng đồng nghĩa là các biện pháp sắp tới của Fed sẽ càng mạnh tay hơn.
Đồ thị 15m của cặp BTC/USDT trên sàn Binance vào lúc 08:20 AM ngày 11/02/2022
Song, chỉ hơn 1 tiếng sau, BTC lại bắt đầu “dựng cột” để phục hồi, quay trở về vùng 45.000 USD và thậm chí còn tăng lên đến 45.821 USD vào khoảng 00:15 AM ngày 11/02 – ngưỡng giá trị cao nhất từ tận ngày 01/01/2022.
Kể từ đó đến nay, Bitcoin lại quay về quỹ đạo giảm, mới nhất là lập đáy 42.600 USD vào khoảng 07:45 AM, trước khi phục hồi lên vùng 43.600 USD ở thời điểm thực hiện bài viết.
Theo dữ liệu từ Coinglass, số lượng lệnh phái sinh bị thanh lý trong 12 giờ “đi tàu lượn” vừa qua của thị trường crypto là 230 triệu USD, với 83 triệu USD đến từ Bitcoin. Trong đó, gần 70% là lệnh long. Có thể thấy giá trị thanh lý của những cú bẻ lái vừa rồi là không lớn, nếu so với các lần dump mạnh trong quá khứ của thị trường.
Tương tự BTC, nhiều altcoin top khác lúc này cũng đang ghi nhận mức giảm nhẹ so với cách đây 24 giờ.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68